Chiều 25.3, Báo Lao Động tổ chức Chương trình giao lưu trực tuyến “Thị trường lao động 2022: Cơ hội việc làm và tư vấn của chuyên gia”. Chương trình được tường thuật trên Báo Lao Động điện tử (laodong.vn).
Nhờ triển khai thực hiện nhiều chính sách, cơ chế mới trong giải quyết việc làm và phát triển thị trường lao động, tính đến tháng 9.2018 tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị là 3,1% (đang đạt chỉ tiêu dưới 4% trong các nghị quyết phát triển kinh tế – xã hội), góp phần giảm tỷ trọng lao động trong lĩnh vực nông – lâm – thủy sản từ 50% năm 2010 xuống còn 38,3%.
Hiện cả nước có trên 54 triệu lao động có việc làm, tỷ lệ thất nghiệp duy trì ở mức thấp, tỷ lệ thiếu việc làm không cao.
Tuy nhiên, chất lượng việc làm còn hạn chế thể hiện ở năng suất lao động thấp, tỷ lệ người lao động làm việc ở khu vực dễ bị tổn thương cao (56,5% lao động có việc làm phi chính thức ngoài hộ nông, lâm nghiệp, thủy sản), thu nhập từ việc làm thấp, một tỷ lệ lớn người làm việc không tiếp cận được các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và các chính sách về an toàn vệ sinh lao động (khoảng 29% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc).
Trong năm 2019, thị trường lao động dự báo sẽ diễn biến như thế nào; đâu sẽ là ngành, nhóm ngành có cơ hội việc làm cao và người lao động cần làm những gì để có cơ hội cao tham gia thị trường lao động,… sẽ là nội dung cuộc Giao lưu trực tuyến “Thị trường lao động 2019: Cơ hội việc làm và tư vấn của chuyên gia” với khách mời giao lưu là ông Lê Quang Trung – Phó Cục trưởng phụ trách Cục Việc làm (Bộ Lao động Thương binh & Xã hội).
Thị trường lao động phát triển
Ông Lê Quang Trung – Phó Cục trưởng phụ trách Cục Việc làm (Bộ LĐTBXH) cho biết, năm 2018, chúng ta đã có 1 năm thị trường lao động phát triển theo hướng tích cực. Số người có việc làm tăng hơn rất nhiều so với năm trước. Đồng thời những việc làm tạo ra thu nhập góp phần đảm bảo cuộc sống người lao động được quan tâm.
Năm 2019, dự báo là một năm thị trường tiếp thục phát triển theo hướng tích cực trên cả 3 yếu tố: Thể chế, các yếu tố của thị trường và cung cầu cũng được dự báo có nhiều hoạt động tạo điều kiện tốt nhất cho người tuyển dụng và người có nhu cầu tìm việc tốt nhất. Năm 2019, theo dự báo, là năm sẽ hấp thụ số lượng lao động có việc làm lên tới 56 triệu người.
Loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ thu hút nhiều, khoảng 10 triệu người trong những năm tới… Hiện ngành công nghệp xây dựng 70%, dịch vụ trên 27,8%. Năm 2019, thị trường sẽ chuyển trạng thái từ thâm dụng lao động sang thâm dụng công nghệ và tri thức. Do đó những ngành phát triển khu vục này cần lao động nhiều nhất. Bên cạnh đó, ngành dệt may, xây dựng cũng sẽ vẫn thu hút việc làm.
Hiện nay, chúng ta quan niệm vấn đề lao động là đầu vào của phát triển. Nếu như doanh nghiệm không có lao động thì không thể hoạt động sản xuất kinh doanh được. Sự gắn kết người lao động và người sử dụng lao động chặt chẽ nên cần có chính sách hợp lý sử dụng, đãi ngộ, bồi dưỡng, phát huy được yếu tố con người, để NLĐ cũng phải thể hiện đóng góp của mình, NLĐ nâng cao năng lực của bản thân đáp ứng nhu cầu, hướng tới quan hệ lao động hài hòa, ổn định là phát triển.
Năm 2022, ngành nghề nào lên ngôi?
MC: Bạn đọc gửi đến câu hỏi “Ông nhận định ngành nghề nào sẽ hot trong năm 2019”?
– Ông Lê Quang Trung: Năm 2019, theo dự báo của chúng tôi là năm sẽ hấp thụ lao động có việc làm lên tới 56 triệu người. Loại hình thu hút nhiều doanh nghiệp FDI, nếu thu hút tối đa sẽ thu hút 10 triệu người trong những năm tới. Hiện các ngành công nghiệp xây dựng chiếm 70%, dịch vụ trên 27,28%. Năm 2019, thị trường chuyển trạng thái từ thâm dụng lao động sang thâm dụng tri thức, các ngành liên quan lĩnh vực này là khu vực cần nhiều lao động nhất. Ngoài ra là lĩnh vực giày da, điện tử thu hút nhân lực.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đưa người lao động đến với nhiều thách thức. Chúng tôi đưa ra những cảnh báo đối với người lao động, như cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi người lao động phải nâng cao khả năng thích ứng; trang bị kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ.
Ngoài ra, doanh nghiệp cùng cơ sở đào tạo phải hoạt động 3 cùng: Cùng tuyển sinh, cùng đào tạo, cùng giải quyết việc làm xã hội. Có như vậy, người lao động mới đáp ứng được tốt nhất nhu cầu sử dụng lao động. Và phía doanh nghiệp cũng đạt được những mong muốn về lao động cần tuyển.
MC: Bạn đọc đặt câu hỏi, tôi là sinh viên mới tốt nghiệp đại học. Tôi nộp hồ sơ xin việc ở một số nơi, nhưng phần lớn đều không đúng chuyên ngành mà tôi đã theo học thời đại học. Dù được nhận vào làm, thay vì vui mừng, tôi lại luôn lo lắng trước các công việc. Tôi phải làm sao để có thể làm tốt công việc này khi chưa có chuyên môn về nó?
– Ông Lê Quang Trung: Từ năm 2003, đến nay, chúng ta không còn gọi là hồ sơ xin việc trong tuyển dụng. Các bạn nộp hồ sơ đăng kí dự tuyển đến các đơn vị. Tuy nhiên, khi nộp hồ sơ, cần tìm hiểu nhu cầu, nguyện vọng của doanh nghiệp. Ví dụ, học ngành này nhưng chuyển sang ứng tuyển nghiệp vụ khác khiến các bạn không tự tin, không đúng khả năng phù hợp. Vì vậy, các bạn trẻ nên tìm hiểu vị trí việc làm dự tuyển và cần trang bị kiến thức kĩ năng phù hợp công việc mới.
MC: Nhu cầu nhân lực trung và cao cấp năm nay sẽ tăng. Vậy còn nhóm lao động phổ thông?
– Ông Lê Quang Trung: Năm 2019, đối với các nhóm ngành, xu hướng chung đòi hỏi trình độ trung và cao đã hiếm thì nay càng khan hiếm hơn. Tuy nhiên đối với nhóm lao động phổ thông chỉ cần đào tạo trong ít ngày, vẫn có nhiều cơ hội ở nhóm ngành điện tử, da giày…
Trong thị trường lao động, rất nhiều ngành nghề thu hút căn cứ vào nguyện vọng, khả năng của từng cá nhân để lựa chon nghề và môi trường làm việc giúp các bạn thăng tiến nhất. Lao động phổ thông cần nghiên cứu, tận dụng những gì mình có, tham gia những khóa đào tạo ngắn hoặc dài hạn đáp ứng nhu cầu của thị trường. Ví dụ lao động phổ thông có thể học những nghề hết sức đơn giản để có thể làm được.
Các bạn từ nông thôn ra thành thị đang gặp khó khăn rất nhiều do môi trường, điều kiện sinh hoạt… Do đó, con đường tốt nhất là các bạn nên trang bị cho mình nghề. Thu nhập thấp thì không có điều kiện nâng cao mức sống của mình, rồi sẽ rơi vào nguy cơ thất nghiệp cao hơn.
MC: Người lao động khi tham gia vào thị trường lao động cần quan tâm đến vấn đề nào?
– Ông Lê Quang Trung: Quan tâm đến nhu cầu thị trường lao động trong tương lai cần gì? Qua môi trường mạng, các bạn có thể tìm kiếm những thông tin hoặc đến trung tâm hỗ tơ tư vấn việc làm. Hướng tới học ở đâu, ngành gì với mình là phù hợp để đáp ứng được cho thị trường lao động.Tránh việc học những nghề ra thị trường lại không có nhu cầu tuyển dụng. Tìm hiểu về quy định của pháp luật liên quan đến người lao động trong thị trường lao động. Ngay từ thời phổ thông, các bạn cần trang bị ngoại ngữ, tin học. Khi có cả chuyên môn, tay nghề thì bước vào thị trường lao động sẽ không lo không có việc.
MC: Người lao động được hỗ trợ khi bị sa thải, thưa ông?
– Ông Lê Quang Trung: Hiện nay ở nước ta, doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ chiếm tỉ trọng lớn, doanh nghiệp này linh hoạt. Ngưòi lao động làm việc tại các doanh nghiệp không may rơi vào tình trạng phá sản, DN thực hiện theo luật phá sản, ưu tiên thanh toán các chế độ.
Ở các DN này, người lao động quan tâm đặc biệt hợp đồng lao động, làm sao đảm bảo quy định rõ quyền trách nhiệm mỗi biên trong quan hệ lao động. Trong quá trình làm biết quy định pháp luật, chủ sử dụng lao động đóng BHXH, BHYT, BHTN, khi thất nghiệp sẽ được chốt sổ theo đóng. Chế độ BHTN sẽ nhận trợ cấp thất nghiệp khi đủ điều kiện. Tại trung tâm dịch vụ việc làm, người lao động được thực hiện chính sách trợ cấp thất nghiệp như hỗ trợ học nghề, tư vấn việc làm…
Phát huy vai trò trung tâm dịch vụ việc làm
– Ông Lê Quang Trung: Tại sàn giao dịch việc làm, có những trung tâm tổ chức 3-4 phiên giao dịch việc làm mỗi tuần, sẽ có nhiều doanh nghiệp đến tham dự. Phiên giao dịch việc làm làm lành lạnh, công khai minh bạch. Việc tổ chức sàn giao dịch việc làm hỗ trợ NLĐ và NLĐ trong quá trình chắp nối việc làm chia sẻ thông tin, gặp gỡ trực tiếp DN. Từ đó, mỗi phiên, hàng trăm lao động được tuyển dụng vào các DN.
Hiện nay, chúng tôi yêu cầu nâng cấp, tổ chức sàn giao dịch việc làm, có thể bằng online để thuận lợi trong việc kết nối. Hơn nữa, trung tâm tổ chức sàn theo chuyên sâu, từng lĩnh vực phù hợp với từng doanh nghiệp. Ví dụ phiên giao dịch việc làm dành cho người khuyết tật, phiên giao dịch việc làm cho bộ đội xuất ngũ.
Hạn chế phiên giao dịch việc làm: Nhận thức của NLĐ và người sử dụng lao động ở một số nơi hạn chế, chưa biết tác dụng của sàn giao dịch này. Thông tin DN đến với sàn chưa cụ thể, chưa rõ và trong thời gian rất ngắn để đưa lên sàn. Vì vậy, có thời gian dài đủ để người lao động và DN biết.
Ngoài ra, ở một số thành phố, tỉnh lớn tổ chức thường xuyên, nhưng một số địa phương vùng sâu vùng xa chỉ tổ chức được 3-4 lần/năm. Việc tổ chức sàn, nhiều loại hình DN, đối tượng cùng tổ chức, chưa có sàn chuyên sâu từng nhóm ngành nghề, nhóm loại hình doanh nghiệp. Chúng ta chưa tổ chức sàn tận dụng hết thời gian của các sàn này.
Phiên giao dịch việc làm chúng tôi sẽ đánh giá tổng kết để có hướng dẫn cụ thể cho từng địa phương, cách làm của từng loại hình. Chúng tôi mong muốn có điều kiện nâng cao chất lượng hoạt động của các sàn, nhận thức cơ quan nhà nước đến người sử dụng lao động để chắp nối việc làm trong thị trường lao động, đồng thời hướng dẫn, tập huấn địa phương làm chuyên sâu sàn giao dịch tổ chức phù hợp nhất. Bên cạnh đó, hướng tới ứng dụng công nghệ thông tin kết nối 63 tỉnh thành, địa bàn trọng điểm, khu công nghiệp.
Năm nay, Bộ LĐTBXH xác định thị trường lao động là 1 trong 3 khâu đột phá nhằm: Nâng cao chất lượng vấn đề việc làm với học sinh sinh viên; chuyển lao động từ phi chính thức sang chính thức; đẩy mạnh những hoạt động hỗ trợ thị trường lao động. Bộ sẽ xây dựng chiến lược phát triển thị trường lao động và trình Chính phủ phê duyệt Đề án dự báo cung cầu lao động.
Năm 2018, Bộ LĐTBXH đã tổ chức hội nghị về dạy nghề, giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động ở 3 miền. Chỉ đạo các địa phương gắn kết để hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động. Năm nay, việc kí kết giữa các DN và cơ sở đào tạo sẽ được triển khai mạnh mẽ hơn ở các địa phương.
Vị trí đặc biệt của người cao tuổi trong thị trường lao động
Người cao tuổi ở đây là lao động nam trên 60 tuổi và nữ trên 55 tuổi. Những người cao tuổi này vẫn có khả năng làm việc. Những người cao tuổi đảm bảo chất lượng cuộc sống tốt nhất khi họ có việc làm, có thu nhập.
Những người cao tuổi có vị trí đặc biệt trong thị trường lao động. Đây là những người có kinh nghiệm, những người có tích lũy trong làm việc và có các kỹ năng để làm việc tốt nhất. Những người này có ý thức chấp hành và am hiểu pháp luật tốt hơn. Mặt khác, thỏa thuận giữa người lao động và sử dụng lao động dễ hơn. Qua khảo sát của chúng tôi, những người này ít bị tai nạn lao động hơn.
Những người cao tuổi nếu được sử dụng phát huy rất tốt. Qua khảo sát Việt Nam hiện nay đang sử dụng nhiều người lao động trên 55 và trên 60 tuổi. Một số tỉnh như Thái Bình, Hải Dương… và khu vực phía Nam rất hài lòng với sử dụng người cao tuổi. Nhiều nước trên thế giới cũng có sử dụng lao động là người cao tuổi.
Ở Hàn Quốc có chương trình sử dụng người lao động cao tuổi như chương trình “Màn hai cuộc đời” để hỗ trợ cho người cao tuổi tìm việc, hỗ trợ cho chủ lao động là người cao tuổi. Rất nhiều doanh nghiệp chỉ tuyển người cao tuổi.
Chúng tôi cũng dự kiến sẽ tổ chức các sàn giao dịch việc làm dành cho người cao tuổi để làm sao tận dụng phát huy được và tạo điều kiện cho người cao tuổi đóng góp cho xã hội. Bên cạnh đó, các hoạt động cụ thể, các doanh nghiệp, cơ quan tổ chức cần sử dụng người cao tuổi có thể liên hệ với trung tâm dịch vụ việc làm để có nguồn cung ứng.
Trong việc sử dụng người cao tuổi có vấn đề sử dụng vào việc gì. Có rất nhiều công việc người cao tuổi làm được mà không ảnh hưởng tới người trẻ. Có tới 7-8 triệu người cao tuổi khi tham gia thị trường lao động tạo ra kích cầu tốt hơn. Đặc biệt, khi chúng ta bước vào giai đoạn già hóa dân số thì việc sử dụng người lao động là người cao tuổi rất cần thiết.
MC: Những người 60 -70 tuổi vẫn lao động. Ngoài những người được liệt vào năng lực chất lượng cao thì cơ hội nào cho người lao động là người cao tuổi nhưng năng lực thấp hơn?
– Ông Lê Quang Trung: Rất nhiều người cao tuổi đang làm việc trong các doanh nghiệp. Họ làm việc từ cổng như bảo vệ vào đến hành chính, phục vụ, kho, quản lý… Những người độ tuổi từ 68-70 tuổi vẫn có thể làm việc, thậm chí làm việc rất tỉ mỉ. Trong nhiều nhà máy của các doanh nghiệp, những dây chuyền sản xuất có sự tham gia của người lao động cao tuổi. Họ làm những công việc giản đơn. Nhiều doanh nghiệp cho biết, trong tương lai nhu cầu sử dụng lao động cao tuổi còn có thể nhiều hơn.
Lao động nước ngoài tại Việt Nam – khắc phục thiếu hụt nhân sự
– Ông Lê Quang Trung: Lao động nước ngoài tới Việt Nam làm việc có vị trí rất quan trọng trong việc khắc phục những thiếu hụt về nhân sự, trong đó có những ngành nghề mới mà người lao động ở Việt Nam còn thiếu.
Đồng thời lao động nước ngoài vào Việt Nam cũng thu hút đầu tư, giao lưu, chia sẻ, nâng cao ý thức, tác phong thái độ cho lao động làm việc ở ta.
Tuy nhiên nước nào cũng vậy, đều phải bảo hộ lao động trong nước. Ở Việt Nam, những vị trí chuyên gia cao cấp, giám đốc điều hành… mới được tuyển lao động nước ngoài.
Trong bối cảnh chung toàn cầu, chúng ta cũng phải thực hiện các cam kết trong khu vực về lĩnh vực việc làm. Tỉ lệ chọi tìm việc giữa người lao động ngày càng tăng cao. Do đó, với những lao động chúng ta đáp ứng được thì kiên quyết sử dụng lao động Việt Nam. Với những ngành nghề mới mà lao động Việt Nam không làm được thì chúng ta phải tuyển lao động nước ngoài. Cùng với đó, lao động Việt Nam cũng phải nâng cao khả năng để đáp ứng thị trường lao động và quốc tế.
Theo NHÓM PV
Nguồn: Báo Lao Động